Doanh nghiệp Việt được hay mất khi Amazon vào Việt Nam?

“Gã khổng lồ” của ngành thương mại điện tử (TMĐT) – Amazon đang tiến vào Việt Nam. Khi Amazon thâm nhập, doanh nghiệp Việt sẽ được gì và mất gì? Hãy cùng Onbrand  tìm hiểu trong bài viết sau.

(Tìm hiểu ngay Hướng dẫn bán hàng từ A – Z trên Amazon cho doanh nghiệp tại đây)

Amazon-da-lam-gi-cho-doanh-nghiep-viet

1. Doanh nghiệp Việt nhận được gì khi Amazon vào Việt Nam?

Amazon thâm nhập thị trường Việt Nam tạo nên lợi ích cho cả hai bên:

  • Một mặt, Amazon có thể mở rộng thị trường và tăng độ ảnh hưởng của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trong khu vực. 
  • Mặt khác, điều này giúp các sản phẩm Việt có cơ hội tiếp cận với môi trường quốc tế, nâng tầm thương hiệu. Thông qua Amazon, các sản phẩm của Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu ra thế giới hơn so với trước.

 

Kế hoạch của Amazon càng rõ ràng hơn bởi hàng loạt hoạt động như:

  • Thiết lập đội ngũ nhân viên ở Đông Nam Á
  • Xây dựng công ty tại Việt Nam.

 

Amazon còn cho ra đời hai kênh thông tin hỗ trợ trực tiếp cho người bán tại Việt Nam:

  • Trang web Amazon Global Selling (services.amazon.vn)
  • Trang Facebook đã được Việt hóa chính thức của Amazon Global Selling.

Với hai kênh này, seller tại Việt Nam khi muốn tham gia bán hàng trên Amazon sẽ giảm bớt được những khó khăn về rào cản ngôn ngữ, văn hóa.

Tất cả những hoạt động trên đều nhằm mục đích tư vấn, hỗ trợ cho người bán hàng và nhà sản xuất có thể tiếp cận khách hàng toàn cầu thông qua Amazon.

Amazon Global Selling chính thức thành lập đội ngũ chuyên trách tại Việt Nam

Sự kiện lớn nhất trong năm của Amazon tại Việt Nam

Mới đây, vào ngày 4/12/2019, tại GEM Center đã diễn ra Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới 2019 (Cross – Border E-commerce Summit 2019). Nội dung sự kiện xoay quanh các vấn đề:

  • Đánh dấu sự hợp tác chính thức của Amazon và Bộ công thương Việt Nam.
  • Hội nghị chỉ ra tiềm năng về việc kinh doanh trên Amazon.
  • Cung cấp kiến thức giúp seller có thêm sự tự tin để mạnh dạn đầu tư vào kênh TMĐT này.

Sự kiện diễn như để Amazon tuyên vố về sự “nghiêm túc” của mình khi chọn Việt Nam làm thị trường kế tiếp. Điều này đã giúp trấn an tinh thần và tạo dựng niềm tin cho các seller Việt với Amazon Global selling. 

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chính thức của Amazon và bộ công thương Việt Nam

2. Những khó khăn doanh nghiệp Việt phải đối đầu khi Amazon vào Việt Nam

Amazon vào Việt Nam ngoài mang đến những lợi ích thì cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt:

  • Doanh nghiệp Việt cần lên dây cót tinh thần trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa sản phẩm trong nước và nước ngoài khi Amazon vào Việt Nam. 
  • Tiêu chuẩn đặt ra cho các sản phẩm cũng cao hơn buộc doanh nghiệp chúng ta cần có sự thay đổi và nâng cấp chính mình.
  • Amazon là một môi trường TMĐT mới và có cách thức hoạt động riêng biệt. Vì thế, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh truyền thống, luôn không ngừng vận động và học hỏi thì mới có thể bắt kịp xu hướng. 

 

Sự khác giữa Amazon và các sàn TMĐT khác khi vào Việt Nam

Nếu như Alibaba vào Việt Nam dưới hình thức một trang TMĐT Việt hóa – Lazada thì Amazon không vậy. Amazon mang “chính mình” vào Việt Nam. Mục tiêu của Amazon chúng ta cũng có thể thấy rõ là:

  • Đào tạo người bán bằng cách giúp seller của chúng ta nắm rõ quy trình bán hàng trên Amazon. 
  • Nâng tầm thương hiệu Việt.

Từ đó, doanh nghiệp Việt với đầy đủ nguồn lực có thể “tham chiến” vào thị trường thế giới. Amazon cũng hoàn thành sứ mệnh của mình với vai trò là sợi dây liên kết trung gian.

 

Chiến lược của Amazon được gói gọn trong cụm từ: “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon

Vì đơn giản, nếu chỉ quan tâm đến người mua, Amazon đã không vào Việt Nam.

Xem thêm:

>> Cách bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu

>> 80% doanh nghiệp mắc phải 5 sai lầm này khi bán hàng trên Amazon

>> Tìm hiều về Amazon – bạn biết gì về “ông trùm”?

>> Bán hàng trên Amazon – vấn đề của doanh nghiệp

>> Trang bán hàng của Amazon có những gì?

>> Các loại chi phí bán hàng trên Amazon mà doanh nghiệp cần biết.

Please follow and like Onbrand
5/5 (1 Review)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Review Amazon là gì và làm sao lấy được review?

24 Tháng Ba, 2021

Review Amazon là gì và làm sao lấy được review?

Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển hướng sang TMĐT đang dần trở thành xu hướng. Từ đó, việc review...

Xem thêm
Thuật ngữ thương mại điện tử mà seller nào cũng phải biết

24 Tháng Ba, 2021

Thuật ngữ thương mại điện tử mà seller nào cũng phải biết

Ngày nay, thương mại điện tử không còn là lĩnh vực quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, tuy...

Xem thêm
Cách giao hàng của Amazon có gì đặc biệt?

14 Tháng Ba, 2021

Cách giao hàng của Amazon có gì đặc biệt?

Cuộc cạnh tranh của giữa các trang thương mại điện tử đã sớm khốc liệt từ hơn 20 năm trước....

Xem thêm
error

Enjoy this blog?

0909328499