Bạn có biết rằng Amazon đã vượt mặt Google để trở thành nền tảng tìm kiếm với mục đích mua sắm? Tôi chắc rằng chưa ai sử dụng “Amazon” như một động từ nhưng thực tế khi người tiêu dùng nghĩ đến một sản phẩm cụ thể, họ thường chọn tìm kiếm trên Amazon thay vì Google. Điều này có thể gây bất ngờ và khó khăn cho bạn nếu bạn muốn chuyển từ việc tối ưu SEO website sang tập trung tối ưu Amazon SEO. Bài vết này sẽ giúp bạn hiểu được nền tảng thuật toán của Amazon, sự khác biệt giữa Amazon SEO và SEO trên Google và giải pháp cho vấn đề này!
Nội dung bài viết
PHẦN 1: TÌM HIỂU VỀ AMAZON SEO VÀ THUẬT TOÁN A9
1. Amazon SEO là gì?
Amazon SEO có nghĩa là tối ưu hóa Amazon Listing để sản phẩm của bạn xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm của Amazon (cho tất cả các từ khóa liên quan).
Amazon SEO = Tối ưu hóa danh sách sản phẩm = Xếp hạng tốt hơn = Hiển thị nhiều hơn = Bán hàng nhiều hơn
Cũng giống như trên Google, người mua trên Amazon nhập một từ khóa để tìm sản phẩm. Và giống như trên Google, người dùng chủ yếu nhấp vào một vài kết quả đầu tiên và hiếm khi nhấp vào sản phẩm ở các trang tiếp theo.
Nếu bạn đang bán hàng trên Amazon, thứ hạng trên Amazon là yếu tố thành công quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của bạn: Xếp hạng càng cao, bạn càng bán được nhiều hàng!
Nếu bạn xếp hạng trên trang 3 hoặc thấp hơn, bạn có khả năng không bán được bất cứ thứ gì. Hơn 66% người mua sắm hiện bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm mới trên Amazon. Điều đó có nghĩa là: Nếu sản phẩm của bạn không được xếp hạng tốt, bạn thực sự đang bỏ lỡ tiềm năng bán hàng!
Thứ hạng của một sản phẩm được kiếm soát bởi một thuật toán gọi là “A9”. Vì thuật toán này về cơ bản quyết định đến sự thành công của bạn trên Amazon, chúng ta buộc phải hiểu rõ về nó.
2. Thuật toán xếp hạng A9 hoạt động như thế nào?
Với hàng triệu sản phẩm để lựa chọn, người mua thực hiện hàng trăm triệu truy vấn tìm kiếm trên Amazon mỗi tháng.
Đối với mỗi truy vấn tìm kiếm, Amazon cần quyết định – trong vòng vài mili giây – sản phẩm nào trong số hàng trăm triệu sản phẩm mà nó sẽ hiển thị ở vị trí xếp hạng số 1, số 2, …?
Amazon đã tính đến những yếu tố nào để giải quyết thách thức rất phức tạp này?
2.1. Xếp hạng sản phẩm trên Amazon dựa trên khả năng mua hàng
Ba bên kết hợp với nhau trên Amazon: Người mua, người bán và Amazon.
Người mua hàng đến Amazon chỉ vì một lý do: họ muốn mua hàng! Mục đích tìm kiếm này thể hiện sự tương phản quan trọng với cơ chế của Google.
Khi người dùng nhập “Biti’s Hunter” vào Google, không rõ người dùng này đang tìm kiếm gì. Người dùng có thể muốn mua một đôi giày, nhưng anh ta cũng có thể chỉ tìm kiếm hình ảnh của một đôi Biti’s Hunter để sử dụng trong một bài thuyết trình. Nhưng Amazon thì khác!
Trên Amazon, chỉ có một mục đích đằng sau mọi truy vấn tìm kiếm: mua sản phẩm.
Mặt khác, người bán sử dụng Amazon chỉ vì một lý do: họ muốn bán hàng!
Cuối cùng, Amazon muốn tạo ra doanh thu, Amazon sẽ chỉ kiếm tiền nếu một cuộc mua bán diễn ra (Amazon nhận hoa hồng 15% từ người bán hoặc thu lợi nhuận từ người bán).
Cả ba bên (người mua, người bán và Amazon) đều có chung một mục tiêu: họ đều muốn một giao dịch diễn ra!
Do đó, mục tiêu của Amazon là xây dựng một thuật toán giúp tăng số lượng giao dịch. Để đạt được điều này, Amazon đặt sản phẩm mà người mua sắm có nhiều khả năng mua nhất ở thứ hạng #1, thứ hai có khả năng cao nhất ở thứ hạng #2, … – cho mọi truy vấn tìm kiếm.
Nói cách khác: Amazon phải xếp hạng tất cả các sản phẩm theo khả năng mua hàng.
2.2. Từ khóa và hiệu suất xác định thứ hạng Amazon và khả năng mua hàng
Làm sao Amazon xác định được khả năng mua hàng?
Nó dường như xảy ra trong vài giây đối với người dùng, nhưng đằng sau đó, việc xác minh khả năng mua hàng là một câu chuyện vô cùng phức tạp.
Hãy nhớ rằng: Có hàng trăm triệu sản phẩm và hàng trăm triệu truy vấn tìm kiếm. Khả năng mua một sản phẩm khác nhau đối với mọi truy vấn – từ khóa được sử dụng.
- Ví dụ, một hộp cà phê Trung Nguyên có thể có khả năng mua hàng rất cao đối với truy vấn tìm kiếm “cà phê Trung Nguyên”, nhưng cùng một hộp cà phê Trung Nguyên sẽ có khả năng mua hàng rất thấp đối với truy vấn tìm kiếm “cà phê hòa tan”.
Do đó, Amazon phải xác định khả năng mua hàng không chỉ cho mọi sản phẩm, mà cho mọi kết hợp sản phẩm và từ khóa được tìm kiếm.
Để giải quyết thách thức này và xếp hạng sản phẩm, Amazon tuân theo một quy trình gồm hai bước.
Bước 1: Xác định xem Sản phẩm của bạn có Xếp hạng trên Amazon hay không?
Trong bước đầu tiên, Amazon lọc ra tất cả các sản phẩm không liên quan đến truy vấn tìm kiếm của khách hàng – bằng cách xem xét các từ khóa.
Nếu một sản phẩm không chứa tất cả các từ khóa của truy vấn tìm kiếm, thì sản phẩm đó không thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Đó là lý do mà việc nghiên cứu từ khóa vô cùng quan trọng, bạn phải chèn tất cả các từ khóa có liên quan vào Amazon Listing của mình.
Bước này rất quan trọng vì nó làm giảm đáng kể số lượng sản phẩm mà Amazon cần phân loại theo khả năng mua hàng.
Bước 2: Hiệu suất xác định thứ hạng sản phẩm của bạn trên Amazon ở vị trí nào
Trong bước thứ hai, Amazon xác định khả năng mua các sản phẩm còn lại và xếp chúng theo thứ tự cụ thể. Để làm điều này, Amazon xem xét hiệu suất của các sản phẩm.
Hiệu suất được đo bằng CTR (tỷ lệ nhấp trong kết quả tìm kiếm), CR (tỷ lệ chuyển đổi trên trang sản phẩm) và đặc biệt là doanh số bán hàng.
Amazon xem xét các KPI này ở cấp độ từ khóa: Ví dụ Biti’s Hunter sẽ có CTR, CR và doanh số bán hàng khác nhau cho các từ khóa “Biti’s Hunter” và “shoes for men”. Điều này có nghĩa là: CTR, CR và doanh số bán hàng của bạn cho một từ khóa cụ thể càng tốt, thì sản phẩm của bạn sẽ xếp hạng cho từ khóa này càng cao.
Để chủ động tăng CTR, CR và doanh số bán hàng cũng như cải thiện thứ hạng của mình, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như hình ảnh sản phẩm, mô tả sản phẩm, review và Amazon PPC,… Tìm hiểu thêm về điều này trong phần Cách tối ưu hóa trang bán hàng Amazon.
3. Chiến lược SEO của Amazon và bánh đà tiếp thị (Marketing Flywheel)
Khi mọi người tìm thấy sản phẩm của bạn và cho rằng nó có liên quan, họ có thể sẽ nhấp vào và mua sản phẩm đó. Càng nhiều người nhấp và mua sản phẩm của bạn, thuật toán A9 sẽ xếp hạng sản phẩm đó càng cao. Và ngược lại, sản phẩm của bạn xếp hạng càng cao thì càng có nhiều người mua, cứ như vậy.
Quá trình và chiến lược này có thể tạo thành một bánh đà tự duy trì giữa thứ hạng, doanh số và chiến dịch marketing để cải thiện doanh số bán hàng.
4. Amazon SEO không giống SEO của Google: 4 điểm khác biệt quan trọng
4.1. Những điểm tương đồng
- Từ khóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng: Điều bạn cần làm biết được khách hàng nghĩ gì, sẽ tìm kiếm sản phẩm bằng từ khóa gì và đưa các từ khóa đó vào thông tin Listing một cách tự nhiên nhất.
- Tỷ lệ nhấp chuột là mình chứng cho mức độ liên quan: Nếu không ai nhấp vào liên kết của bạn trên Google và Amazon có nghĩa là nội dung hoặc sản phẩm đó không đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc do nội dung chưa đủ hấp dẫn (hình ảnh không tốt, lỗi chính tả). Nhưng dù là vì lý do gì bạn cũng không tồn tại được trên trang #1.
- Trang #1 luôn là lựa chọn hàng đầu: Tỷ lệ nhấp chuột và doanh thu cao nhất hầu hết thuộc về những sản phẩm xuất hiện ở trang nhất vì nhiều lý do. Thứ nhất khách hàng sẽ tin vào độ chính xác của công cụ tìm kiếm, thứ hai họ không có nhiều thời gian.
4.2. Điều chỉ có ở Amazon SEO mà bạn không thể tìm thấy nó ở Google
Sử dụng mỗi từ khóa một lần là đủ
Từ khóa có thể được chèn ở: Tiêu đề sản phẩm, Mô tả sản phẩm, Backend keywords (Google đã từng cho phép điều này nhưng giờ thì không vì quá nhiều người đã thao túng kết quả, trong khi đó Amazon cho phép điều này. Bạn hoàn toàn có thể thêm vào các từ liên quan, lỗi chính tả phổ biến, các keywords bằng ngôn ngữ khác).
Google trả lời những câu hỏi trong khi Amazon lại muốn bán sản phẩm. Vì vậy nhiệm vụ của Google có vẻ nặng nề hơn, phức tạp hơn nhiều so với việc làm hài lòng nhóm người muốn mua hàng trên Amazon.
Tối ưu hóa cho người dùng
Ở Google nếu muốn tiếp cận người mua hàng, chúng ta phải viết rất nhiều bài viết, thậm chí không liên quan đến việc bán sản phẩm. Trong khi đó Amazon quan tâm đến doanh số nên để người bán tập trung vào việc tối ưu trang bán hàng. Những hình ảnh tốt sẽ giúp bạn bán được sản phẩm chứ không phải vì Amazon xếp hạng trang bán hàng của bạn vì số lượng hình ảnh đó độ phân giải cao hơn. Amazon khuyến khích các đánh giá (đánh giá tích cực) và xếp hạng bạn cao hơn vì danh sách đó.
Lưu lượng truy cập chịu ảnh hưởng của Amazon PPC
Trong khi việc chạy quảng cáo trên Amazon góp phần thúc đẩy thứ hạng của bạn, điều này có ý nghĩa rất lớn sau khi bạn ngừng chạy quảng cáo và duy trì ở mức tự nhiên. Trong khi Google đã xây rõ bức tường giữa trả phí và không trả phí.
Tài khoản của bạn có tin cậy hay không?
Với bảng cập nhật A10, lịch sử hành vi của khách hàng còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Amazon sẽ đánh giá thứ tự tìm kiếm dựa trên việc:
- Người bán đã ở trên Amazon bao lâu
- Tỷ lệ khách hàng quay trở lại cao hay thấp
- Phản hồi chung từ khách hàng về sản phẩm như thế nào?
PHẦN 2: GIẢI PHÁP TỐI ƯU AMAZON SEO ĐỂ CẢI THIỆN THỨ HẠNG TÌM KIẾM
Sau khi hiểu được cách hoạt động của thuật toán A9, Onbrand sẽ đề cập đến việc làm sao để tối ưu Amazon Listing. Chúng ta sẽ đi lần lượt các bước như sau: Tạo nội dung, Chèn từ khóa, Duy trì và tối ưu.
1. Tạo nội dung cho trang bán hàng Amazon của bạn
Amazon hoạt động như bất cứ một công cụ tìm kiếm thông thường nào, vì vậy việc tối ưu hóa nội dung trên trang bán hàng sẽ cải thiện tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trong kết quả tìm kiếm và tỷ lệ chuyển đổi (CR) trên trang sản phẩm. Cả CTR và CR đều thúc đẩy doanh số bán hàng và nó giúp cải thiện xếp hạng.
Ngoài ra, việc áp dụng các chiến dịch PPC hoặc quảng cáo trên các nền tảng khác giúp tạo ra lưu lượng truy cập vào trang sản phẩm sẽ thành công hơn nếu nội dung đó đã được tối ưu hóa
Tối ưu hóa trang bán hàng phải luôn là bước đầu tiên để cải thiện thứ hạng của bạn trên Amazon.
Tải checklist về tối ưu trang bán hàng Amazon ngay tại đây.
Tải xuống Quick Style Guide để nắm được các hướng dẫn cơ bản áp dụng cho tất cả các Amazon Catagories
Xem chi tiết về việc tối ưu trang bán hàng tại đây:
Các thành phần trên trang bán hàng Amazon, seller buộc phải biết
2. Cách tối ưu hóa từ khóa trên trang bán hàng
Ở bước đầu tiên, chúng ta cần tạo ra nội dung sản phẩm hấp dẫn để thuyết phục khách hàng nhấp và mua sản phẩm của bạn.
Nhưng chờ đã, còn một vấn đề khác ở đây. Đúng vậy – từ khóa. Nếu nội dung của bạn không chứa từ khóa tìm kiếm thì làm sao bạn có thể hiện diện trước khách hàng?
2.1. Nghiên cứu từ khóa Amazon
Người mua hàng chỉ có thể tìm thấy sản phẩm của bạn trên Amazon nếu trang sản phẩm của bạn chứa tất cả các từ khóa mà người mua hàng sử dụng trong tìm kiếm. Do đó, bước đầu tiên của bạn trong việc tối ưu hóa từ khóa là xác định tất cả các từ khóa có liên quan. Dưới đây là một số kỹ thuật và công cụ để làm điều đó.
Onbrand sẽ hướng dẫn những cách nghiên cứu từ khóa sản phẩm chi tiết ở bài viết sau.
2.2. Cách thêm từ khóa vào Amazon Listing
Vì danh sách sản phẩm phải chứa từ khóa có liên quan để sản phẩm xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Amazon, quy tắc cơ bản nhất của tối ưu hóa từ khóa rất đơn giản: Tất cả các từ khóa có liên quan phải xuất hiện trong trang bán hàng.
2.2.1. Tôi nên đặt từ khóa của mình ở đâu?
Thuật toán A9 của Amazon xem xét các từ khóa trong các trường khác nhau trong Amazon listing để xác định xem sản phẩm của bạn có thể hiển thị cho cụm từ tìm kiếm của người mua sắm hay không. Nếu sản phẩm của bạn có thể hiển thị trong kết quả tìm kiếm cho một từ khóa cụ thể, thì sản phẩm của bạn được lập chỉ mục cho từ khóa này.
Hãy cùng xem xét kỹ hơn cách Amazon xử lý các từ khóa trong từng trường đó trong Amazon Listing của bạn:
Lưu ý về byte so với ký tự: Chúng tôi cố ý phân biệt giữa “byte” và “ký tự” để đề cập đến các giới hạn độ dài khác nhau và giới hạn lập chỉ mục của các trường trong danh sách sản phẩm. Trong khi các ký tự / chữ cái thông thường từ A-Z có kích thước 1 byte, các ký tự đặc biệt như ä, ü, ö, é có kích thước từ 2 byte trở lên.
2.2.2. Tôi đặt từ khóa ở đâu có quan trọng không?
Tất cả các phần của Amazon Listing (tiêu đề, dấu đầu dòng, mô tả, từ khóa phụ trợ, v.v.) từng được tính điểm khác nhau trong thuật toán xếp hạng của Amazon. Amazon đã loại bỏ trọng số này sau đó vào tháng 10 năm 2018 (xem ghi chú cập nhật thuật toán này để biết thêm thông tin).
Hiện tại, các thành phần có vai trò như nhau. Bạn đặt từ khóa ở đâu không quan trọng, miễn là chúng nằm trong trường đã được lập chỉ mục.
Thương hiệu
Thật ra đây không phải là nơi để chúng ta đặt vào từ khóa mà phải biến tên thương hiệu của bạn thành từ khóa.
Tiêu đề
Amazon từ chối các tiêu đề quá dài và thậm chí chặn Listing của bạn trong một số trường hợp nhất định. Trong trường hợp này, sản phẩm không còn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Từ khóa bắt buộc phải có trong tiêu đề nhưng hãy cẩn thận và đọc kĩ yêu cầu của Amazon nhé.
Bullet Points (Highlights)
Trong một số danh mục, Amazon chỉ lập chỉ mục 1000 byte đầu tiên (bao gồm cả khoảng trắng) dưới dạng tổng trên tất cả các dấu đầu dòng. Các từ khóa sau ngưỡng này không được lập chỉ mục.
Sử dụng tối đa 200 byte cho mỗi dấu đầu dòng để đảm bảo Amazon sẽ lập chỉ mục đầy đủ và tỷ lệ chuyển đổi tốt.
Mô tả sản phẩm
Việc mô tả sản phẩm có được lập chỉ mục hay không phụ thuộc vào loại sản phẩm của bạn.
Trong một số danh mục, sản phẩm có thể được tìm thấy thông qua tất cả các từ khóa trong mô tả sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết là:
- Sản phẩm KHÔNG xuất hiện trong kết quả tìm kiếm khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa đơn lẻ có trong mô tả sản phẩm.
- Sản phẩm KHÔNG xuất hiện trong kết quả tìm kiếm khi: khách hàng tìm kiếm hai hoặc nhiều từ khóa có trong mô tả sản phẩm và chúng nằm gần nhau; khi khách hàng tìm kiếm từ khóa có trong mô tả sản phẩm và ít nhất hai từ khóa khác có trong một hoặc nhiều trường được lập chỉ mục.
- Mô tả sản phẩm thương được dùng để chèn những từ khóa dài.
A+ Content
Amazon không lập chỉ mục khi A+ Content cho tìm kiếm. Nếu các từ khóa liên quan chỉ xuất hiện trong nội dung nâng cào này, sản phẩm sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Từ khóa bổ trợ (Search Terms/Generic Keywords)
Tối đa 249 byte bao gồm cả khoảng trắng và dấu chấm câu.
Trường hợp bạn không biết số lượng keywords của bạn đã tối ưu chưa, bạn có thể sử dụng tính năng Amazon SEO của Sellics để kiểm tra số byte của bạn.
Bạn có thể thêm thông tin khác như vật liệu hay đối tượng mục tiêu vào danh sách từ khóa bổ trợ.
2.2.3. Quy tắc SEO của Amazon – Cách xử lý từ khóa
Cuối cùng, để thêm từ khóa của bạn vào trang bán hàng một cách hiệu quả, bạn nên tuân thủ một số quy tắc khóa chung sau:
- Không cần lặp lại các từ khóa (ví dụ trong phần search term, bạn có thể sử dụng “wallet men leather” thay vì “wallet men wallet leather”), hãy sử dụng số lượng ký tự một cách thông minh.
- Viết hoa hay không hoàn toàn không ảnh hưởng.
- (ü, ä, ö) là ue, ae, oe, không cần thêm cả hai phiên bản keywords.
- Một số lỗi chính là nhỏ được Amazon hiểu theo nghĩa của từ đúng, không cần thêm cả hai phiên bản keywords.
- Các cách viết khác nhau của từ ghép được Amazon ngầm hiểu là giống nhau, ví dụ: fitnessball với fitness ball, flipchart với flip chart,..
3. Maintenance – Tối ưu hóa, cải thiện thứ hạng
Hãy luôn theo dõi và cập nhật nội dung trang bán hàng của bạn ứng với bộ từ khóa được nhiên cứu thường xuyên. Trong lúc đó, bạn buộc phải tối ưu những yếu tố sau:
3.1. Review
Đánh giá ảnh hưởng CTR, CR và doanh số và khi CTR tăng thì quay ngược lại trang bán hàng của bạn sẽ được ưu tiên hiển thị. Có nhiều cách để bạn có được review trên Amazon, bao gồm cả việc bạn chèn yêu cầu/ mong muốn nhận đánh giá vào hàng hóa hoặc quảng cáo trên các nền tảng khác về điều này. Hoặc bạn cũng có thể sư dụng các chương trình nhận review mà Amazon cung cấp: Amazon Vine và Early Review.
Bên cạnh đó, bạn phải trả lời nhanh chóng tất cả các câu hỏi mà khách hàng để lại trên trang sản phẩm.
3.2. Amazon PPC và các chương trình khuyến mãi
Xem thêm về quảng cáo Amazon PPC tại đây:
Quảng cáo Amazon là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo Amazon mới nhất
3.3. Price
Bạn không cần sở hữu mức giá rẻ nhất trên Amazon nhưng nó buộc phải là mức giá cạnh tranh tương ứng với chất lượng sản phẩm của bạn. Giá của bạn sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến:
- CTR trong kết quả tìm kiếm: khách hàng thường so sánh giá của bạn so với đối thủ trong trang kết quả tìm kiếm
- CR: Giá của bạn có phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, chất lượng, thương hiệu,… để đạt được tỷ lệ chuyển đổi tốt không?
Hãy test các mức giá khác nhau và so sánh kết quả thu về.
3.4. External traffic
Bạn có thể:
- Quảng cáo PPC qua Google Adwords, Facebook Ads,…
- Email Marketing
- KOLs
- Website
…..
3.5. Shipping và FBA
Nếu bạn chưa sử dụng FBA, hãy cân nhắc vì với hình thức này bạn mới có thể vận chuyển Prime (trừ khi bạn sử dụng Seller Fulfiied Prime). Bạn biết đó, thành viên Prime có thể lọc a các sản phẩm không phải vận chuyển Prime trong kết quả tìm kiếm.
Tìm hiểu về FBA ngay:
3.6. Amazon Inventory
Thực tế, việc hết hàng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn tùy thuộc vào thời gian bạn hết hàng và cách bạn giải quyết tình huống. Tình trạng hết hàng càng lâu thì khả năng bạn bị tụt thứ hạng càng cao. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này thì:
- Đừng tăng giá quá cao: điều này càng làm ảnh hưởng đến CTR và CR của bạn.
- Sử dụng quảng cáo để khôi phục lại thứ hạng.
Kết luận
Phía trên là những kiến thức và hướng dẫn cơ bản về Amazon SEO- điểm mấu chốt về cách xếp hạng trên Amazon. Nếu bạn tối ưu hóa thành công, bạn nên phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, đồng nghĩa bạn sẽ gặp những thách thức mới.
Mong rằng bảng dưới đây có thể giúp quý doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan nhất về chiến lược SEO cũng như chi phí phải bỏ ra cho quảng cáo:
Theo dõi fanpage của Onbrand để cập nhật những tin tức mới nhất về Amazon: https://www.facebook.com/amzglobalselling
Tham gia group GO GLOBAL – Amazon dành cho doanh nghiệp để trao đổi thêm về kiến thức và kinh nghiệm nhé!