Đăng ký bán hàng trên Amazon tại Việt Nam và những sai lầm của doanh nghiệp

Có nhiều seller tốn rất nhiều thời gian để đăng ký bán hàng trên Amazon nhưng vẫn không thành công. Nguyên nhân có thể là do trong quá trình tạo tài khoản, doanh nghiệp đã vô tình mắc phải những sai lầm mà không hay biết. Nếu seller đang trong trường hợp này hãy đọc bài viết dưới đây để biết mình đã sai ở khâu nào và điều chỉnh cho phù hợp. 

 

1. Một số vấn đề khi đăng ký bán hàng trên Amazon doanh nghiệp thường gặp phải

Khi đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon, doanh nghiệp thường sẽ vướng lại ở một số khâu và điều đó gây cản trở kế hoạch của bạn. Ở đây, Onbrand sẽ liệt kê ra những sai lầm doanh nghiệp thường mắc phải trong quá trình tiến hành:

 

1.1. Những sai lầm về cung cấp thông tin trong quá trình đăng ký bán hàng trên Amazon

  • Sử dụng thông tin không thống nhất giữa các loại giấy tờ. Tên trong tất cả các loại giấy tờ dùng để đăng ký tài khoản: hóa đơn điện, nước, internet, điện thoại,… phải là tên của người đăng ký tài khoản. Nếu mỗi một hóa đơn, seller dùng một tên khác nhau, chắc chắn sẽ đăng ký không thành công. Doanh nghiệp kinh doanh trên Amazon có thể giao tài khoản cho nhân viên quản lý. Tuy nhiên, cần đảm bảo tên đăng ký trên tài khoản cần trùng khớp với tên của người đứng trên tất cả các loại giấy tờ có hiệu lực của công ty. 
  • Tên trong chứng minh nhân dân (CMND)/pasport / bằng lái xe không trùng với tên đăng ký và các loại hóa đơn sẽ không được Amazon chấp nhận.
  • Tên trong sao kê ngân hàng không khớp với tên đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon.

 

1.2. Những sai lầm về hình ảnh

  • Các bản scan không đầy đủ, mờ chữ, mất góc,… Nhiều seller không để ý điều này, thường nghĩ chỉ cần chụp phần thông tin là được và bỏ qua những phần trống của trang giấy. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến việc tài khoản của seller không được Amazon duyệt. 
  • Giấy tờ chưa được dịch thuật và công chứng, hoặc dịch thuật không đầy đủ, dấu mộc bị mờ
  • Hình ảnh chụp CMND/bằng lái xe không được chụp cả hai mặt và lưu vào 1 file. 
  • Amazon không chấp nhận các file ảnh được lưu dưới các định dạng khác ngoài: *.png, *.tiff, *.tif, *.jpg, *.jpeg và *.pdf
  • Các file hình được lưu có dung lượng quá 10MB.

dang-ky-ban-hang-tren-amazon

Một số vấn đề khi đăng ký bán hàng trên Amazon doanh nghiệp thường gặp phải

2. Các quy định bất di bất dịch bắt buộc phải thực hiện theo của Amazon

Ngoài những vấn đề nêu trên, Amazon còn đưa ra những quy định cơ bản cho bước đầu đăng ký tài khoản:

  • Thông tin cá nhân viết dưới dạng tiếng Việt không dấu.
  • Địa chỉ được điền phải giống hệt địa chỉ trong bản dịch công chứng/ bản dịch có dấu đỏ của công ty dịch thuật cho hóa đơn điện/ nước/ internet.
  • Nếu bạn đã có hộ chiếu, chúng tôi khuyên bạn nên gửi hộ chiếu và chú ý chọn tùy chọn “Passport” trong mục National ID.
  • Trong trường hợp bạn không có hộ chiếu, bạn vẫn có thể gửi CMND hoặc Giấy phép lái xe kèm bản dịch công chứng hoặc bản dịch có mộc đỏ của công ty dịch thuật.
  • Nếu CMND của bạn không có thời hạn, bạn có thể điền thời hạn là 20 năm từ ngày cấp giấy.
  • Hộ chiếu cần phải có chữ ký của người chủ hộ chiếu.
  • Khi được yêu cầu xác minh danh tính bước 2 seller bắt buộc phải gửi hóa đơn điện, internet, nước,… không được bỏ qua bước này.
  • Seller tuyệt đối không được nộp giấy tờ giả.
  • Seller cần đảm địa chỉ email đăng ký là địa chỉ mới hoặc không trùng với bất kỳ tài khoản nào đã được đăng ký trước đó.
  • Kể cả khi các giấy tờ đã ở dưới dạng song ngữ thì tất cả đều phải được dịch sang tiếng Anh, có công chứng hoặc dấu mộc đỏ của bên dịch thuật.
  • Khi điền Deposit Information, hãy chọn quốc gia là Mỹ. Nếu không có tài khoản ngân hàng ở Mỹ, bạn có thể đăng ký và điền thông tin tài khoản ví trung gian thanh toán như Payoneer, PingPong hay Hyperwallet để nhận tiền từ Amazon.
  • Tên và địa chỉ của chủ tài khoản Payoneer nên giống với tên đăng ký trong Seller Central.
  • Khi điền Billing Information, hãy điền thông tin thẻ tín dụng còn hiệu lực và cho phép thanh toán quốc tế để Amazon có thể xác minh và thu phí của bạn khi cần.

 

Kết luận

Nếu seller đăng ký mãi mà vẫn chưa được Amazon duyệt thì cần xem lại kĩ càng từng bước. Có thể, seller đã phạm phải một lỗi nhỏ nào đó nhưng không nhận ra. Trong trường hợp này để đăng ký bán hàng trên Amazon thành công, quý doanh nghiệp có thể đọc thêm bài viết Hướng dẫn đăng ký tài khoản bán hàng Amazon và làm theo các bước chỉ dẫn!

Xem thêm:

Hướng dẫn bán hàng trên Amazon tại Việt Nam

Toàn bộ chi phí bán hàng trên Amazon

Dịch vụ thực thi bán hàng trên Amazon của Onbrand

Please follow and like Onbrand
5/5 (1 Review)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Review Amazon là gì và làm sao lấy được review?

24 Tháng Ba, 2021

Review Amazon là gì và làm sao lấy được review?

Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển hướng sang TMĐT đang dần trở thành xu hướng. Từ đó, việc review...

Xem thêm
Thuật ngữ thương mại điện tử mà seller nào cũng phải biết

24 Tháng Ba, 2021

Thuật ngữ thương mại điện tử mà seller nào cũng phải biết

Ngày nay, thương mại điện tử không còn là lĩnh vực quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, tuy...

Xem thêm
Cách giao hàng của Amazon có gì đặc biệt?

14 Tháng Ba, 2021

Cách giao hàng của Amazon có gì đặc biệt?

Cuộc cạnh tranh của giữa các trang thương mại điện tử đã sớm khốc liệt từ hơn 20 năm trước....

Xem thêm
error

Enjoy this blog?

0909328499