Trang chủ / Dịch vụ
ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ
Khi thương hiệu và sản phẩm một doanh nghiệp được một tổ chức Quốc tế uy tín cấp giấy chứng nhận, đồng nghĩa với việc thế giới thừa nhận chất lượng mà thương hiệu, sản phẩm mà doanh nghiệp đó đang sở hữu. Chứng nhận Quốc tế chính là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thành công của doanh nghiệp, một bằng chứng đắt giá để khách hàng lựa chọn và tin dùng. Chỉ cần doanh nghiệp của bạn thật sự chất lượng và tâm huyết, hãy để Global Brand trở thành cầu nối uy tín, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký các chứng nhận Quốc tế một cách nhanh chóng nhất!
ONBRAND SẼ GIÚP BẠN
Hỏi đáp
NHỮNG CÂU HỎI
THƯỜNG GẶP TỪ KHÁCH HÀNG
-
CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu.Thông qua việc gắn dấu CE trên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.
Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.
Quốc gia yêu cầu bắt buộc dấu CE
– Liên minh châu Âu (EU) – Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA)
Lợi ích chứng nhận CE Marking
– Dấu “CE Marking” trên sản phẩm bảo đảm sự lưu thông tự do và là “Giấy thông hành” giúp sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA (European Free Trade Association)
– Khẳng định độ an toàn, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng
– Dấu CE được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm– Mở rộng tầm hiểu biết về Thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng của công nghệ tiên tiến
– Mở rộng thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới
-
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa.
CƠ QUAN TỔ CHỨC HAY CÁ NHÂN NÀO ĐƯỢC QUYỀN CẤP C/O?
Ở Việt Nam cơ quan có thẩm quyền cấp C/O là:
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Phòng quản lý XNK tại các tỉnh, thành phố.
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CẤP C/O
- Ưu đãi thuế quan : Xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc
- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch : Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
- Xúc tiến thương mại.
-
Đối tượng nào cần nộp Giấy chứng nhận sản phẩm trẻ em (CPC)?
Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm soạn thảo và nộp giấy CPC. Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có thể tự soạn thảo CPC miễn phí, dựa trên kết quả kiểm tra đạt tiêu chuẩn từ bên thứ ba.
Nhà nhập khẩu phải nộp CPC cho các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài và nhà sản xuất Hoa Kỳ phải nộp CPC cho các sản phẩm được sản xuất trong nước.
Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu sản phẩm dành cho trẻ em tuân theo các quy tắc an toàn sản phẩm của trẻ em hoặc các tiêu chuẩn khác, luôn có trách nhiệm pháp lý trong việc nộp CPC, ngay cả khi phía kiểm định bên thứ ba hoặc bên thứ ba hỗ trợ việc soạn thảo CPC.
Chi phí cho Giấy chứng nhận CPC?
Không có chi phí đăng ký CPC. Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu soạn thảo văn bản CPC hoặc hệ thống khác. Bạn có thể tham khảo CPC mẫu và danh sách các trích dẫn cần có trong đơn đăng ký trên trang web https://www.cpsc.gov/.
Không có chi phí để nộp CPC với chính phủ vì việc nộp CPC với chính phủ là không bắt buộc tại thời điểm này.
Một số ban kiểm định và chuyên gia tư vấn có thể đưa ra đề nghị hỗ trợ tạo CPC chuyên nghiệp với một khoản phí, nhưng hỗ trợ của họ là không bắt buộc. Thanh tra doanh nghiệp nhỏ của CPSC “CPSC’s Small Business Ombudsman” sẵn sàng hỗ trợ bạn miễn phí.
-
Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Các tiêu chuẩn hữu cơ:
– Cây trồng hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
– Chăn nuôi hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các nhà sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần.
– Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ.
-
Chứng nhận ISO đảm bảo một hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, dịch vụ hoặc quy trình tài liệu đáp ứng tất cả các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng. ISO ( Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ) là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ, phát triển các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống.
Chứng chỉ ISO tồn tại trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, từ quản lý năng lượng và trách nhiệm xã hội đến các thiết bị y tế. Các tiêu chuẩn ISO được đưa ra để đảm bảo tính nhất quán. Mỗi chứng nhận có tiêu chuẩn và tiêu chí riêng biệt và được phân loại bằng số.
Các bộ tiêu chuẩn phổ biến của ISO
ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu. Hiện tại, ISO có rất nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau, trong đó 3 bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất là:
– Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (ISO 9000, ISO 9001,…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.
– Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (ISO 14001, ISO 14004,…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường.
– Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm.
Khái niệm về ISO 9001
Đât là một trong những tiêu chuẩn ISO mà chúng ta thường gặp nhất.
ISO 9001 là hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng sản phẩm được công nhận trên toàn thế giới. Bất cứ một doanh nghiệp nào có sản phẩm đạt đủ những tiêu chuẩn mà ISO đề ra thì được cấp chứng chỉ ISO 9001. Khi có được chứng chỉ ISO 9001, chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và đáp ứng những tiêu chuẩn chung của quốc tế.
Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn 9001:2015, đây được xem là bộ tiêu chuẩn hiệu quả nhất, dễ áp dụng trong thực tế hơn nhằm đáp ứng cho những thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới. Đó là việc ứng dụng những công nghệ mới và sự đa dạng hóa trong kinh doanh và thương mại toàn cầu.
Liên hệ
ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Doanh nghiệp của bạn sản xuất sản phẩm tại Việt Nam? Bạn mong muốn mở rộng thị trường tại Mỹ và xây dựng thương hiệu toàn cầu? Để ONBRAND có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn, vui lòng điền các thông tin bên dưới!