Hướng dẫn A-Z bán hàng Amazon cho doanh nghiệp

Kinh doanh trên Amazon hiện đang là xu thế. Nhiều người vì thế nên đã nhanh chóng đổ xô vào thị trường Amazon mà không tìm hiểu kỹ. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp e dè trước cơ hội mới này, chưa dám dấn thân. Trong bài viết này, Onbrand sẽ hướng dẫn từ A đến Z cách bán hàng Amazon cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn và đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện công ty.

Xem thêm: Doanh nghiệp Việt được hay mất khi Amazon vào Việt Nam?

1. Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì trước khi bán hàng trên Amazon? 

Việc đầu tiên, quan trọng nhất seller cần chuẩn bị trước khi bán hàng trên Amazon chính là kiến thức. Bán hàng trên Amazon không giống với kinh doanh theo lối truyền thống. Những quy định của Amazon được cập nhật mỗi ngày. Những đối thủ cũng xuất hiện mỗi ngày và họ cũng đang làm những bước tối ưu như chúng ta. Thế nên, nếu seller không có nền tảng kiến thức cơ bản và trau dồi mỗi ngày thì khó có thể tham gia chứ đừng nói đến thành công.

Và kiến thức thì đi liền với kinh nghiệm. Đương nhiên một người có kinh nghiệm xuất nhập khẩu hay về thương mại điện tử quốc tế chính là ưu thế. Biết trước được quy trình, rủi ro, giải pháp, hiểu rõ bản chất thị trường chính là chìa khóa thúc đẩy doanh nghiệp sớm có được vị thế tại sân chơi mới.

ban-hang-amazon-can-chuan-bi-nhung-gi

Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần có được tất cả những yếu tố sau:

  • Sản phẩm thật sự tốt, cạnh tranh: Amazon khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm do chính mình sản xuất hoặc hợp tác sản xuất. Điều này không chỉ có ý nghĩa về lợi nhuận mà còn có ý nghĩa trong việc khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. 
  • Tìm hiều về các quy định của Amazon để tránh trường hợp mắc sai lầm, Amazon cảnh cáo hoặc đóng tài khoản của seller. 
  • Chi phí kinh doanh: seller cần tìm hiểu về các loại phí sẽ phải trả nếu kinh doanh trên Amazon. Nếu không trong quá trình kinh doanh sẽ dẫn đến thiếu hụt vốn gây ra nhiều vấn đề nan giải khó giải quyết. Việc có nguồn lực kinh tế tốt sẽ giúp doanh nghiệp tự tin và giải quyết những khó khăn trong thời gian đầu “chinh chiến”. 
  • Lựa chọn người đồng hành đang tin cậy: Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng mình có thể tự “bước đi” trên con đường mới. Nhưng thực tế, môi trường mới nếu doanh nghiệp không chọn người đi cùng sẽ rất khó để chinh chiến thành công. 

Xem thêm lưu ý sau khi doanh nghiệp quyết định bán hàng trên Amazon:

Lưu ý khi bán hàng trên Amazon dành cho doanh nghiệp

2. Các bước để doanh nghiệp bán hàng trên Amazon

Trước khi xem các bước để doanh nghiệp mở đầu kế hoạch bán hàng trên Amazon của mình, doanh nghiệp cần xác định được những ưu thế của Amazon so với các sàn thương mại điện tử khác. Muốn biết được tất cả những thông tin cơ bản đó, vui lòng xem thêm tại: Bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu

Sau khi đã trang bị đầy đủ những kiến thức và nguồn lực, doanh nghiệp đã có thể bắt tay vào việc kinh doanh trên Amazon. Để bán hàng trên Amazon, doanh nghiệp cần thực hiện 4 bước sau:

 

Bước 1: Đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon

Hiện tại, Amzon cung cấp cho seller hai loại tài khoản để chọn lựa:

Individual  hay còn gọi là tài khoản cá nhân. Loại tài khoản này dành cho doanh nghiệp nhỏ, cá nhân bán hàng có số lượng sản phẩm ít. Tức là, số lượng đơn hàng không vượt quá 40 đơn/tháng. Seller không phải trả phí duy trì tài khoản nhưng với mỗi sản phẩm bán ra, seller sẽ phải trả $0.99 cho Amazon. 

Professional là loại tài khoản bán hàng chuyên nghiệp dành cho các doanh nghiệp lớn, tự sản xuất hàng hóa. Mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ trả $39.99 cho Amazon để duy trì tài khoản. Tuy phải chịu phí mỗi tháng nhưng bù lại doanh nghiệp sẽ không bị giới hạn về số lượng sản phẩm kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể chọn hình thức FDA từ Amazon để kinh doanh có hiệu quả và thu được lợi nhuận tốt hơn.

Để tạo tài khoản, seller cần click vào ô “Sell on Amazon” → “Start Selling”. Sau đó, seller tiếp tục khai báo các thông tin trong “Amazon Seller Centrer”để qua bước đầu xác minh của Amazon.

Xem đầy đủ các bước tạo tài khoản tại đây:

Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Amazon Seller mới nhất, cực kỳ dễ hiểu

Tạo tài khoản Amazon khó hay dễ? Lưu ý khi lập tài khoản Amazon

Bước 2: Tìm sản phẩm và nghiên cứu thị trường trên Amazon

Không chỉ với Amazon, bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào đều bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường và chọn ra sản phẩm, định hướng chiến lược.

Tham khảo thêm về dịch vụ Nghiên cứu sản phẩmNghiên cứu thị trường trên Amazon chuyên nghiệp để có cái nhìn tổng quát, định vị được công ty.

 

Bước 3: Tạo listing và tối ưu trang bán hàng

Sau khi đã đăng ký thành công tài khoản thì chúng ta sẽ tạo danh mục sản phẩm cho tài khoản của mình. Bước tạo listing này gồm nhiều công đoạn khác nhau như chụp ảnh sản phẩm, tối ưu hóa keyword, nội dung, mô tả…

Tối ưu hóa keywords

Trên Amazon, khách hàng tìm kiếm sản phẩm muốn mua bằng từ khóa. Thế nên, tối ưu hóa keyword là điều thiết yếu. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến ranking cũng như quyết định mua hàng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. 

Muốn tối ưu được từ khóa, đầu tiên, chúng ta cần thực hiện keyword research chi tiết. Sellers cần nắm được đâu là từ khóa chính, nằm trên top tìm kiếm, đâu là từ khóa chiến lược để chạy quảng cáo,… Có như vậy, sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể có vị trí đứng trên Amazon và mang về lợi nhuận cho thương hiệu. 

Tiêu đề (Title)

Tưởng chừng việc đặt tiêu đề cho sản phẩm là điều dễ nhất nhưng thực tế không phải vậy. Nếu tiêu đề được đặt một cách tùy tiện không theo motif cũng như không chứa keyword thì sẽ không mang đến hiệu quả như mong muốn. Thế nên, tốt nhất seller nên tìm sản phẩm của đối thủ, học hỏi cách đặt tiêu đề đã giúp đẩy sản phẩm lên top của họ để học theo. Như vậy, hiệu quả kinh doanh mang đến sẽ cao hơn. Mặt khác, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Amazon về tên tiêu đề để tránh bị khóa. Xem quy định về tiêu đề sản phẩm ở link đính kiếm dưới dùng phần nội dung Bước 3.

Bullet point

Những miêu tả sản phẩm chi tiết cũng làm cho khách hàng tin tưởng hơn khi mua hàng của bạn. Khách chỉ có thể dựa vào thông tin sản phẩm để chắc chắn rằng họ đang mua đúng thứ họ cần. Càng chi tiết thì người mua sẽ càng có cơ sở để so sánh và lựa chọn sản phẩm. Vì thế, seller hãy tận dụng tối đa 5 Bullet Point Amazon cung cấp để mô tả chi tiết sản phẩm của mình. 

Ví dụ: Trong hai hình bên dưới, nếu là khách hàng bạn sẽ chọn sản phẩm nào?

Hầu hết, câu trả lời đều là sản phẩm số 1. Bởi vì, nó được mô tả cụ thể về mọi mặt của sản phẩm. Từ đó, người mua có thể xác định được đây có phải là sản phẩm họ muốn mua hay không.

so-sanh-bullet-point     so-sanh-bullet-point

Hình ảnh sản phẩm và EBC, Brand Store

Hình ảnh trong trang bán hàng của Amazon đóng vai trò quan trọng. Hình ảnh mô tả càng chi tiết sản phẩm cũng như càng thực thì càng được ưu tiên chọn lựa. Hai yếu tố cần cho hình ảnh trên trang bán hàng Amazon doanh nghiệp cần nắm:

    • Hình phải đẹp và sinh động.
    • Hình ảnh phải giúp khách hàng liên tưởng đến công dụng hoặc giá trị sản phẩm mang lại.
    • Tuân thủ đúng tất cả những quy định của Amazon về hình ảnh sản phẩm

so-sanh-hinh-anh-san-pham-tren-Amazon

Bên cạnh hình ảnh ở đầu trang, EBC và Amazon Brand Store cũng là hai yếu tố chi phối đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Nó cung cấp thêm thông tin, hình ảnh, giới thiệu thêm nhiều sản phẩm khác, sáng tạo câu chuyện thương hiệu, đặc biệt là thể hiện được màu sắc thương hiệu để lại ấn tượng trong mắt khách hàng. Khi đó, xác suất khách hàng trở lại mua là rất cao.

♦ Product Description

Đây cũng là phần cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng về Brand và câu chuyện sản phẩm, thương hiệu. Nếu được thiết kế và kèm hình ảnh thì chúng ta gọi phần này là EBC. Chi tiết về cách viết Product Description vui lòng tham khảo link bên dưới.

Đọc bài viết sau đây để biết cách tối ưu hóa trang bán hàng trên Amazon (bài viết đầy đủ các tips hướng dẫn seller)

Các thành phần trên trang bán hàng Amazon, seller buộc phải biết

Bước 4: Gửi hàng đến kho Amazon

Để hàng có thể đến được kho Amazon, bạn cần phải tạo đơn vận chuyển bao gồm:

♦ Tạo đơn.

♦ Dán nhãn sản phẩm.

♦ Đóng thùng và dán nhãn thùng hàng, cách làm việc với các nhà vận chuyển.

Đầu tiên, seller cần vào mục “Inventory” → “Manage FBA Shipments”. Sau đó, seller chọn “Continue with shipping plan”.

Tại đây, seller sẽ nhập số lượng hàng hóa sẽ gửi đến kho Amazon. Ở bước này, seller cần cẩn thận vì nếu nhập sai sẽ dẫn đến những khó khăn sau này trong khâu vận chuyển, ship hàng,…

 

Bước 5: Chạy quảng cáo trên Amazon

PPC (Pay-per-click) là một trong những hình thức quảng cáo của Amazon. Với PPC, seller sẽ phải trả phí cho mỗi một cú click của khách hàng vào sản phẩm của bạn. Hình thức này nhằm giúp tăng khả năng hiện thị sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng.

Hình thức quảng cáo này được những doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh trên Amazon sử dụng phổ biến. Bởi vì, nó giúp quảng bá sản phẩm của bạn đến với nhiều người hơn. 

 

Bước 6: Quản lí trang bán hàng và chăm sóc khách hàng

Sau khi đã gửi hàng đến kho Amazon những gì seller cần làm tiếp theo là theo dõi và bán hàng: 

  • Quản trị uy tín thương hiệu: trả lời câu hỏi, giải quyết đánh giá phản hồi của khách hàng, nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của thương hiệu. 
  • Quản lí số lượng hàng trong kho: giám sát, phân tích thời gian hết hàng nhằm cung ứng kịp thời. Bên cạnh đó, seller cũng cần đưa ra kế hoạch để đẩy hàng tồn khi cần thiết.
  • Chăm sóc khách hàng: phát hiện vấn đề của khách và giải quyết trong vòng 24h, xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng.
  • Liên tục cải thiện chiến lược: điều chỉnh, phát triển chiến lược kinh doanh kịp thời.

 

Tìm hiểu về dịch vụ thực thi bán hàng Amazon cho doanh nghiệp của Onbrand tại đây:

DỊCH VỤ

Kết luận

Với những hướng dẫn cơ bản bên trên, doanh nghiệp đã có được hình dung cơ bản về bán hàng trên Amazon. Tuy nhiên, Amazon là hình thức kinh doanh mới nên trong quá trình kinh doanh không tránh khỏi nảy sinh nhiều vấn đề.  Nếu cảm thấy khó khăn, doanh nghiệp có thể liên hệ Onbrand. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ chất lượng nhất về thương mại điện tử Quốc tế, mà cụ thể là Amazon. 

Xem thêm:

Chi phí bán hàng trên Amazon doanh nghiệp cần biết

Hướng dẫn bán hàng trên Amazon tại Việt Nam cực chi tiết

Please follow and like Onbrand
5/5 (1 Review)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Review Amazon là gì và làm sao lấy được review?

24 Tháng Ba, 2021

Review Amazon là gì và làm sao lấy được review?

Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển hướng sang TMĐT đang dần trở thành xu hướng. Từ đó, việc review...

Xem thêm
Thuật ngữ thương mại điện tử mà seller nào cũng phải biết

24 Tháng Ba, 2021

Thuật ngữ thương mại điện tử mà seller nào cũng phải biết

Ngày nay, thương mại điện tử không còn là lĩnh vực quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, tuy...

Xem thêm
Cách giao hàng của Amazon có gì đặc biệt?

14 Tháng Ba, 2021

Cách giao hàng của Amazon có gì đặc biệt?

Cuộc cạnh tranh của giữa các trang thương mại điện tử đã sớm khốc liệt từ hơn 20 năm trước....

Xem thêm
error

Enjoy this blog?

0909328499