Tại sao phải lưu ý khi bán hàng trên Amazon?
Bán hàng trên Amazon thật sự sẽ là xu hướng lâu dài đối với các nhà sản xuất với tình hình phát triển như hiện tại – thời đại công nghệ số, trải nghiệm sản phẩm và mua hàng qua kênh điện tử. Đó chính là cơ hội, nhưng khi chính thức bước chân vào cuộc chơi này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ mắc không ít những rủi ro bán hàng trên Amazon.
Dưới đây, Onbrand sẽ chỉ ra cho doanh nghiệp những lưu ý khi bán hàng trên Amazon và lời khuyên cùng giải pháp tránh được những rủi ro đó.
Nội dung bài viết
1. Tất tần tật những điều doanh nghiệp phải lưu ý khi bán hàng trên Amazon
1.1. Amazon thắt chặt quy định quản lý người bán
Chúng tôi gọi đây rào cản gia nhập. Cách đây khoảng 2 năm, việc một doanh nghiệp/ cá nhân mở tài khoản bán hàng trên Amazon diễn ra khá đơn giản, việc này có thể gói gọn trong vòng 30 phút nếu đã chuẩn bị đầy đủ tất cả giấy tờ theo quy định. Sau khi có trong tay tài khoản, doanh nghiệp chỉ cần 30 phút để thiết lập gian hàng với tất cả hình ảnh và nội dung đã tối ưu từ trước. Nhưng ở thời điểm hiện tại, việc tạo một tài khoản trên Amazon theo nhiều cá nhân nhận xét vui trong các cộng đồng về bán hàng trên Amazon là “khó hơn lên trời”.
Xem thêm Rủi ro khi mua bán tài khoản Amazon tràn lan!
Lý do thì rất nhiều nhưng chủ yếu là do hai nguyên nhân chính:
- Thứ nhất, Amazon hoàn thiện quy định để đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền lợi cho cả người bán và người mua.
- Thứ hai là do việc buôn bán tài khoản Amazon, tạo tài khoản tràn lan dùng cho mục đích khác diễn ra ngày càng nhiều và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và chất lượng của Amazon.
1.2. Người bán hàng trên Amazon chỉ nhận thanh toán hai tuần một lần
Khi bạn bán một mặt hàng trên Amazon, thanh toán sẽ được thực hiện bằng cách gửi tiền trực tiếp vào tài khoản ban đầu đã đăng ký, cứ sau 14 ngày một lần. Đây có thể là một vấn đề nếu bạn đang sử dụng doanh thu từ bán hàng của mình trên Amazon để quay vòng vốn. Có nhiều cách để doanh nghiệp giải quyết vấn đề xung quanh hệ thống thanh toán hai tuần một lần, nhưng bạn phải áp dụng và được Amazon chấp thuận.
1.3. Cạnh tranh khốc liệt – lưu ý khi bán hàng trên Amazon
Thật ra, có rất nhiều người bán hàng trên Amazon không thật sự bán các mặt hàng do chính họ sản xuất. Họ chỉ đơn giản là bán lại các mặt hàng mà họ đã mua từ các nhà cung cấp với số lượng lớn với giá sỉ. Vấn đề là, nếu bạn có thể mua nó với số lượng lớn, thì nhiều người khác cũng có thể, điều này tạo ra một mức độ cạnh tranh lớn cho các mặt hàng tương tự.
Trường hợp thứ hai, nếu doanh nghiệp của bạn không phải là cơ sở xuất, mặt hàng của bạn đang sản xuất dưới dạng OEM. Về lâu về dài, bạn sẽ gặp bất lợi về giá. Và sẽ càng bất lợi hơn nữa nếu nhà sản xuất mà bạn hợp tác tham gia bán hàng trên Amazon, bạn sẽ tự động bị khách hàng loại ra khỏi cuộc chơi, vì không mang lại giá cả tối ưu cho họ.
1.4. Phải mất thời gian để xây dựng những phản hồi tích cực
Nếu bạn nghĩ rằng khách hàng của eBay thật tệ vì để lại những review xấu thì đến lúc bạn phải suy nghĩ lại rồi đây! Vì nếu vậy khách hàng của Amazon còn tệ hơn. Chỉ có khoảng một trong số 30 người mua để lại phản hồi trên Amazon, vì vậy bạn phải bán rất nhiều sản phẩm để xây dựng phản hồi của mình. Nhưng nếu chất lượng sản phẩm của bạn không ổn so với họ, họ sẵn sàng để lại cho bạn 1 sao trên bảng xếp hạng.
Mà bạn biết rồi đấy, khách hàng khi mua hàng trên Amazon đều tập trung rất nhiều vào review.
Và làm sao để có được review tốt? Đó là là một câu chuyện dài, phải thật sự vào cuộc rồi bạn mới có thể tìm ra giải pháp về tối ưu review.
Xem thêm về cách tối ưu trang bán hàng Amazon
1.5. Sản phẩm của bạn có thể bị hạn chế và không thể bán được bất cứ lúc nào
Quy định về hàng hóa của Amazon
Điều này dễ hiểu thôi, có rất nhiều lý do khiến Amazon hạn chế hoặc cấm bán một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm nào đó. Nó được quy định chặt chẽ trong: Quy định về sản phẩm được bán trên Amazon.
Amazon chỉ cho phép chủ sở hữu thương hiệu đăng bán
Nhưng ngoài những quy định trên, trong những trường hợp đặc biệt khác, sản phẩm của bạn vẫn có thể bị báo cáo. Ví dụ, bạn là nhà phân phối thứ cấp và bạn bán sản phẩm của một thương hiệu trên Amazon. Mọi thứ sẽ diễn ra bình thường cho đến khi thương hiệu đó quyết định họ không muốn người bán bên thứ ba bán sản phẩm của họ trên Amazon. Và đương nhiên, sản phẩm của bạn có thể bị Amazon hạn chế bất cứ lúc nào.
Điều này tức là, không một ai trừ chủ sở hữu thương hiệu đó được quyền bán sản phẩm độc quyền của họ trên Amazon nếu không được cho phép. Nghe qua thì có vẻ quá cực đoan nhưng trên thực tế, đây là biện pháp để bảo vệ tính độc quyền của thương hiệu.
Ở một góc nhìn khác, đây cũng là cách Amazon định vị mình như một sàn thương mại điện tử đáng tin cậy, tôn trọng nhãn hiệu. Amazon đã phát triển Amazon Brand Registry và các biện pháp khác để giúp chủ sở hữu thuận lợi hơn khi tham gia bán hàng mà không phải đối diện với hàng nhái/hàng giả.
Ví dụ: một người bán hàng trên Amazon đang bán giày Bisti’s Hunter và họ là người mua đi bán lại. Hiện tại đang có 300 sản phẩm giày trong kho Fulfillment by Amazon (FBA). Một ngày “không được đẹp trời” nọ, không một cảnh báo trước, người bán này nhận được mail Amazon đã hợp tác với Biti’s Hunter. Và bên thứ ba không còn sở hữu thương hiệu này trên Amazon nữa, ngược lại, họ phải trả tiền để Amazon lấy 300 đôi giày rời khỏi kho và chuyển lại cho họ.
Trường hợp đột xuất khác
Một ví dụ dễ thấy nhất đó chính là khẩu trang, nước rửa tay, đồ bảo hộ,… và tất cả những sản phẩm khác có liên quan đến thiết bị y tế trong đợt đại dịch Covid này.
Ban đầu, khi Covid bắt đầu có chuyển biến xấu tại Mỹ và các nước EU, giá khẩu trang trên Amazon tăng đột biến kèm theo những lời quảng cáo về khả năng chống hay diệt virus trên trang bán hàng. Sự việc này chưa có tiền lệ nên Amazon thật sự chưa có những quy định về điều này. Ngay sau khi có nhiều báo cáo, Amazon đã hạn chế hoặc xóa ngay những tài khoản cố tình đưa ra những quảng cáo giả hoặc nâng giá khẩu trang bất thường.
Tính đến thời điểm hiện tại, việc đăng bán khẩu trang, nước rửa tay hay các sản phẩm liên quan khác thật sự khó khăn trên Amazon.
1.6. Amazon có thuật toán phức tạp
Mặc dù Amazon có video và nội dung bằng văn bản cung cấp hướng dẫn chuyên sâu về cách làm việc với chương trình FBA và các chương trình khác của Amazon. Nhưng thực tế, để đảm bảo sự cạnh tranh giữa các nhà bán hàng, Amazon luôn có những thuật toán “kìm hãm”.
Riêng việc tạo một tài khoản bán hàng Amazon chuyên nghiệp cũng là một việc khó khăn và phức tạp rồi. Đội ngũ xét duyệt cùng những quy định tỉ mỉ của Amazon đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt muốn tạo tài khoản nhưng đành “bó tay”.
Xem thêm hướng dẫn tạo tài khoản Amazon chi tiết tại đây!
Ngay đến việc tìm hiểu về SEO trên Amazon để tăng thứ hạng tìm kiếm cũng là một vấn đề nan giải với người bán. Và nếu không có một độ ngũ nhân viên tìm hiểu chuyên sâu, doanh nghiệp khó có thể thành công.
Hay đến việc tìm hiểu về hệ thống đóng gói, vận hành nhà kho, ship hàng trên Amazon cũng vô cùng phức tạp. Vì khi Amazon làm việc theo quy trình chặt chẽ, người bán buộc phải nắm rõ quy trình đó để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo mặt hàng vào kho của Amazon không bị hư hỏng.
1.7. Bạn phải có tiềm lực kinh tế trước khi kinh doanh trên Amazon
Phí Amazon bằng khoảng một phần ba giá bán của mặt hàng, không bao gồm phí hàng tháng là $39,99 (đối với tài khoản chuyên nghiệp) và phí lưu trữ kho.
Việc bán hàng trên Amazon là câu chuyện lâu dài. Trong đó việc chuẩn bị chi phí bán hàng trên Amazon là việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm.
2. Lời khuyên dành cho người bán hàng trên kênh Amazon
2.1. Trung thực và minh bạch trong việc tạo tài khoản Amazon
- Thông tin bạn cung cấp cho Amazon để tạo tài khoản tuyệt đối phải là thông tin chính xác, minh bạch. Không nên đăng ký quá nhiều lần với cùng một thông tin doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ những sai lệch nào, Amazon sẽ liệt bạn vào “sổ đen” và đương nhiên việc bán hàng trên Amazon là không thể.
- Chỉ nên bán những sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm được bán trên Amazon. Tuyệt đối không cố đưa những mặt hàng Amazon không cho phép lên trang bán hàng.
2.2. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định bán hàng trên Amazon
Đối với doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc trong thời gian chuẩn bị cần đảm bảo tuân thủ những quy định bán hàng trên Amazon sau đây:
- Tuyệt đối không sử dụng những thủ thuật đánh lừa khách hàng nhằm trục lợi hoặc khai báo sai về chất lượng sản phẩm. Nên nhớ rằng, bán hàng trên Amazon chính là một dạng kinh doanh mở, chỉ cần bạn bị báo cáo hoặc review xấu, bạn hoàn toàn có khả năng bị loại khỏi cuộc chơi.
- Hãy đọc kỹ quy định bán hàng trên Amazon, nếu vi phạm tài khoản của bạn sẽ bị khóa ngay lập tức hoặc có thể khóa vô thời hạn.
- Trên thực tế, bạn chỉ cần thành thật với khách hàng về chất lượng sản phẩm, đảm bảo không phải là hàng nhái, hàng giả hoặc tất cả những hoạt động dính tới vấn đề nhãn hiệu; bên cạnh đó cần làm tốt nhất có thể về mặt nội dung, hình ảnh,… kết hợp branding, bạn không phải lo về việc vi phạm quy tắc của Amazon.
2.3. Một số lưu ý khác về chi phí bán hàng trên Amazon
Để việc kinh doanh trên Amazon vẫn diễn ra trơn tru đồng thời đảm bảo được nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp phải:
- Luôn dự trù sẵn kinh phí dành cho kế hoạch bán hàng trên Amazon, tránh trường hợp thiếu hụt kinh phí sản xuất dẫn đến đi hàng trễ, mất chi phí cơ hội.
- Trường hợp cần nhận thanh toán ngay lập tức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yêu cầu Amazon thanh toán sớm (nếu Amazon xem bạn là tài khoản doanh nghiệp uy tín). Lúc này Amazon xem xét giải quyết, nhưng tránh tái diễn yêu cầu này quá nhiều lần.
2.4. Chú trọng công cuộc định giá sản phẩm
Có rất nhiều người bán hàng trên Amazon đang sử dụng phần mềm định giá tự động. Giá của họ sẽ tự động thay đổi khi ngay khi có một người bán tăng hoặc giảm giá bán của họ, để duy trì tính cạnh tranh. Người chiến thắng là người mua hàng trên Amazon vì họ chính là người hưởng lợi từ việc mua hàng với chi phí thấp.
Kết luận
Việc bán hàng trên Amazon có rất nhiều những khó khăn như vậy nhưng tất cả đều góp phần vào việc kiểm soát chất lượng hàng hóa, đảm bảo một môi trường trao đổi hàng hóa minh bạch nhất. Nếu bạn có tiềm lực kinh tế và khả năng bán hàng thương mại điện tử, không có gì ngần ngại, hãy tham gia ngay hôm nay.
Hãy nhớ rằng những lưu ý khi bán hàng trên Amazon nói trên chỉ thật sự “đáng sợ” nếu bạn đi ngược lại với quy tắc. Hãy là một nhà bán hàng chân chính dù ở sân chơi nào!